KỲ VỌNG TĂNG TRƯỞNG NĂM 2017

     Kỳ vọng tăng trưởng 2017

    Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám “Để cung cấp cho người chăn nuôi thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm, Bộ NN&PTNT đã giao cho Cục Chăn nuôi thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi nói chung, sản phẩm chăn nuôi gia cầm nói riêng tại các vùng, miền và công bố trên website của Cục Chăn nuôi. Bộ đã phối hợp với các cơ quan truyền thông để cung cấp các thông tin về thị trường tiêu thụ, tổ chức các chuyên mục, điễn đàn để hỗ trợ thông tin cho người chăn nuôi”.

    Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám với Tạp chí Thế giới Gia cầm về những kết quả của ngành chăn nuôi gia cầm năm 2016 và kế hoạch trong thời gian tới.

      Thứ trưởng có thể cho biết những kết quả chính của ngành gia cầm năm 2016?

            Theo Tổng cục Thống kê, tổng đàn gia cầm cả nước đến ngày 1/10/2016 là 361,72 triệu con, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2015; sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 961,64 nghìn tấn và sản lượng trứng gia cầm là 9,45 tỷ quả, tăng tương ứng 5,9% và 6,4% so với năm 2015. Với kết quả tăng trưởng quy mô đàn và sản lượng thịt, trứng của gia cầm như trên cho thấy, chăn nuôi gia cầm năm 2016 tiếp tục là đối tượng có mức tăng trưởng cao nhất trong ngành chăn nuôi những năm gần đây. Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho biết, đến tháng 12/2016 cả nước có khoảng 12.160 trang trại chăn nuôi gia cầm, tăng 37,6% so với năm 2012. Kết quả này cho thấy chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại cũng đang phát triển mạnh phù hợp chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/1/2008.

        Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành gia cầm cũng còn nhiều khó khăn, vậy theo Thứ trưởng những khó khăn đó là gì và giải pháp của Bộ NN&PTNT?

         Những khó khăn trước mắt: Các tỉnh chưa chủ động được con giống gia cầm chất lượng cao, người chăn nuôi còn sử dụng rất nhiều con thương phẩm làm bố mẹ, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng; công tác quản lý giống vật nuôi còn nhiều bất cập. Tập quán sản xuất nhỏ lẻ khó khăn cho việc kiểm soát dịch bệnh. Giá cả các sản phẩm chăn nuôi biến động nhiều đã ảnh hưởng đến tâm lý của người chăn nuôi. Đồng thời thị trường sản phẩm chăn nuôi không ổn định, giá một số sản phẩm đầu vào như thức ăn, thuốc thú y cao, làm cho giá thành sản phẩm chăn nuôi cao và năng lực cạnh tranh hạn chế. Các công đoạn trong sản xuất chăn nuôi còn độc lập, thiếu tính liên kết theo chuỗi ngành hàng, nên việc tiêu thụ sản phẩm không chủ động, giá bán thấp do phải qua khâu trung gian. Một số chính sách phát triển chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng đã được ban hành. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên đến nay chưa đi vào cuộc sống; chưa thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này.

      Giải pháp khắc phục khó khăn mà Bộ NN&PTNT đã và đang triển khai: Phê duyệt các Đề án quy hoạch, Đề án tăng cường năng lực quản lý giống, Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn kỹ thuật nhằm sản xuất giống gia cầm chất lượng cao. Chủ động phối hợp các bộ, ngành và các địa phương tiếp tục triển khai các chương trình, đề án của Chính phủ để phát triển hệ thống các cơ sở giống, phát triển đàn giống gốc, nghiên cứu chọn tạo giống, nhập khẩu công nghệ giống và giống chất lượng cao... Triển khai giải pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Ngoài ra, Bộ cũng đã phối hợp các địa phương vận dụng các chính sách hiện hành, tranh thủ các dự án hợp tác quốc tế triển khai xây dựng chuỗi sản phẩm chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng tại một số vùng chăn nuôi trọng điểm và thị trường tiêu thụ lớn (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai...).

     Theo Thứ trưởng, , những thuận lợi, khó khăn, thách thức của gia cầm Việt Nam khi tham gia hội nhập là gì?

Thuận lợi:

Người dân có nhiều quan tâm và đầu tư phát triển chăn nuôi gia cầm; Nhà nước đã, đang có nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi; Việt Nam có thị trường trong nước trên 90 triệu dân, thị hiếu tiêu dùng trong nước là thích lựa chọn mua các sản phẩm gia cầm giống bản địa. Hiện Việt Nam đang có bộ giống gia cầm giống bản địa rất phong phú từ nhiều năm nay (gà ri, gà Mía, gà chọi, gà Hồ, gà Đông Tảo...), các trang trại chăn nuôi gà bản địa ngày càng nhiều, quy mô ngày càng tăng. Một số sản phẩm (trứng vịt muối) đã xuất khẩu đi các nước trong khu vực từ nhiều năm nay đã có uy tín, thương hiệu. Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh, nhập lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới.

     Khó khăn, thách thức:

    Giá thành sản phẩm chăn nuôi còn cao, trong khi phải cạnh tranh với các đối thủ có nhiều lợi thể hơn hẳn về kỹ thuật chăn nuôi, năng suất lao động và giá thức ăn chăn nuôi lại rẻ hơn; chưa có nhiều cơ sở, vùng chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh và cơ sở chăn nuôi được chứng nhận VietGAP, vì vậy đến nay hầu như chưa xuất khẩu được gia cầm (trừ một sản phẩm trứng).

    Thứ trưởng có thể dự báo gia cầm Việt Nam năm 2017 và một số giải pháp của Bộ NN&PTNT để hội nhập đạt hiệu quả cao?

    Dự báo chăn nuôi gia cầm năm 2017 tiếp tục tăng trưởng về quy mô đàn 5 - 7% và tăng về sản lượng thịt, trứng 6 - 8% so với năm 2016. Chăn nuôi gia cầm tiếp tục là đối tượng tăng trưởng cao nhất trong ngành chăn nuôi. Từ năm 2017, với một loạt sự đổi mới của các quốc gia trên thế giới, suy thoái kinh tế sẽ dần được tháo gỡ. Điều này sẽ làm tăng sức tiêu thụ sản phẩm thực phẩm nói chung, các sản phẩm gia cầm nói riêng tại Việt Nam và các nước trong khu vực. Có thể việc thông qua của Hiệp định TPP còn trở ngại. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn tiếp tục phải tham gia hội nhập sâu theo các hiệp định khác đã và đang có hiệu lực (WTO, AFTA); Sản xuất và kinh doanh gia cầm sẽ gặp khó khăn, thách thức về cạnh tranh với các sản phẩm gia cầm nhập khẩu do tác động của mở cửa thị trường trong nước theo cam kết.

    Triển khai hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi, chuyển dịch dần chăn nuôi từ vùng mật độ dân số cao (đồng bằng) sang vùng có mật độ dân số thấp (trung du, miền núi); hình thành các vùng chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh, xa thành phố, khu dân cư. Tiếp tục đổi mới phương thức chăn nuôi, khuyến khích và hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp với quy mô hợp lý có áp dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, đổi mới chăn nuôi nông hộ phát triển bền vững. Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi gia cầm có lợi thế và khả năng cạnh tranh. Đổi mới loại hình tổ chức sản xuất theo  hướng liên kết theo chuỗi giá trị từ giống, thức ăn, chế biến và tiêu thụ, trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt; chú trọng việc xây dựng các thương hiệu để duy trì xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường truyền thống và các thị trường có tiềm năng. Kiểm soát tốt dịch bệnh, không để dịch bệnh bùng phát và trên diện rộng. Xây dựng và phát triển cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh đạt yêu cầu xuất khẩu. Tạo đột phá về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gia cầm, đặc biệt là công nghệ giống mới chất lượng cao và giảm giá thành sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh. Cải thiện và cập nhật về thông tin thi trường, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quản lý truy xuất nguồn gốc và quảng bá sản phẩm...

    Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Trích báo Thế giới Gia Cầm số 2 tháng 2.2017

Hãy share để mọi người cùng biết:

KỲ VỌNG TĂNG TRƯỞNG NĂM 2017 KỲ VỌNG TĂNG TRƯỞNG NĂM 2017

KỲ VỌNG TĂNG TRƯỞNG NĂM 2017, KY VONG TANG TRUONG NAM 2017

10/ 10 - 3330 phiếu bầu

Back Trở lại      Print In      Đã xem : 2780

Bảng Giá Thị Trường

 

Loại Giá
Vịt giống bố mẹ siêu thịt/siêu nạc VIGOVA 1 ngày tuổi Vịt trống 40.000 - 55.000 đ/con; vịt mái: 35.000 - 50.000 đ/con 
Vịt giống thương phẩm siêu thịt  1nt 18.000 đ/con
Vịt giống thương phẩm siêu nạc VIGOVA 1 ngày tuổi 18.000 đ/con
Vịt Biển thương phẩm 20.000 đ/con
Vịt Biển bố mẹ 30.000 đ/con
Vịt thịt tại trại (bán sỉ) 42.000 đ/kg hơi
Vịt giống thương phẩm siêu trứng 1nt 15.000 đ/con
Gà giống bố mẹ lông màu VIGOVA 1 ngày tuổi 25.000 đ/con
Gà giống thương phẩm lông màu VLV (Lương Phượng) 1 ngày tuổi 14.000 đ/con
Gà Ta lai VIGOVA thương phẩm 1 ngày tuổi 13.000 đ/con
Gà Ta lai VIGOVA Bố mẹ 30.0000 đ/con
Gà thịt lông màu cao sản tại chuồng (bán sỉ xe tải) 32.000 đ/kg hơi
Gà thịt-gà ta (gà ta lai) thả vườn 40.000 - 76.000 đ/kg hơi (tùy loại)
Trứng gà tươi công nghiêp (tại trại- bán sỉ) 2.300 đ/quả (tùy khối lượng trứng)
Trứng vịt tươi tại trại: 2.500 đ/quả (tùy khối lượng trứng)

 

30.000

Giá này chưa bao gồm vận chuyển;

Giá bán có thể thay đổi theo số lượng đơn hàng.

Giá thực phẩm

Loại Giá
Vịt tươi nguyên con 65.000đ/kg
Gà thả vườn 62.000đ/kg
Trứng vịt vỉ 10 trứng 30.500đ/vỉ
Trứng gà công nghiêp vỉ 10 trứng  23.000đ/vỉ
Trứng gà ta vỉ 10 trứng 38.900đ/vỉ
Trứng vịt muối vỉ 4 trứng 20.200đ/vỉ
Trứng bắc thảo vỉ 4 trứng 20.200đ/vỉ

 

Hỗ trợ trực tuyến

 Liên hệ mua con giống:

 Chị Tuyết: 0901.392119

Anh Ánh: 0902.683.826

 

Tư vấn kỹ thuật nuôi vịt

Anh Trang: 0985.660.186

 

Tư vấn kỹ thuật nuôi gà

Anh Thỏa: 0984.708.088

 

Tư vấn kỹ thuật thú y

Anh Trang 0985.660.186

 

Thư viện ảnh

Thống kê

 Đang online :  13
Thống kê Hôm nay:  627
Thống kê Hôm qua:  646
Thống kê Tuần trước:  4401
Thống kê Tháng trước:  15267
Thống kê Tổng lượt truy cập:  1146641
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Mua thêm sản phẩm khác
Xem giỏ hàng